LÝ DO NÊN THỬ TRỒNG RAU THỦY CANH TẠI NHÀ

 Có thể nhiều bạn chưa biết trồng rau thủy canh mang đến những lợi ích bất ngờ vừa có thực phẩm tươi xanh, sạch và an toàn, vừa có ưu điểm nhỏ gọn, dễ chăm sóc

LÝ DO NÊN THỬ TRỒNG RAU THỦY CANH TẠI NHÀ

Phương pháp thủy canh được thực hiện đơn giản, tiện lợi nhưng cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Ngoài ra, để tạo cho cây môi trường tốt nhất để sinh trưởng, nâng cao năng suất; người trồng cần có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Bài viết hôm nay lý do nên thử trồng rau thủy canh tại nhà sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này.

Trồng rau thủy canh tại nhà
Hình 1: Trồng rau thủy canh tại nhà

1. Trồng rau thủy canh là gì?

  • Trồng rau thủy canh là phương pháp đang được nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển áp dụng. Tại Việt Nam kỹ thuật này trong những năm gần đây cũng trở nên khá phổ biến. 
  • Đây là kỹ thuật trồng rau trong môi trường không phải bằng đất tự nhiên, ta có thể sử dụng hệ thống giàn thủy canh hoặc tháp trồng rau thủy canh: tất cả các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước tưới và được cung cấp thường xuyên cho cây trồng.

2. Ưu điểm của trồng rau thủy canh.

  • Không sử dụng đất: giúp tránh được một lượng lớn nguồn mầm bệnh từ đất trồng, hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Tiết kiệm không gian: bạn có thể thiết giàn trồng rau ở bất cứ đâu trên sân thượng, trồng rau sạch ở ban công nhà phố,...
  • Ít tốn công chăm sóc: mô hình tự động hóa nên không tốn nhiều công chăm sóc. Đối với quy mô sản xuất thì sẽ tiết kiệm một lượng rất lớn chi phí thuê nhân công.
  • Tiết kiệm nước: nước được tuần hoàn kín trong hệ thống. Một thiết lập hiệu quả sẽ không có bất kỳ sự rò rỉ nào.
Ưu điểm trồng rau thủy canh
Hình 2: Ưu điểm trồng rau thủy canh
  • Năng suất cao gấp 2 lần: trồng rau thủy canh được công nhận là sẽ cho năng suất cao hơn gấp 1.5-3 lần so với mô hình truyền thống.
  • Kiểm soát yếu tố tác động tới cây: ít sâu bệnh, thường đi kèm với nhà màng/nhà kính nên có thể kiểm soát môi trường phát triển của cây như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng,...
  • Không có cỏ dại: với thủy canh thì bạn không còn phải mất thời gian và công sức để diệt cỏ nữa.

3. Mô hình trồng rau thủy canh 

3.1 Thủy canh tĩnh

  • Đây là mô hình trồng rau bằng dung dịch thủy canh đựng cố định trong các thùng xốp hoặc khay nhựa và sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng như rọ thủy canh, giá thể... Được áp dụng khá phổ biến đối với các gia đình đang sinh sống tại thành phố.
  • Ưu điểm: tiết kiệm chi phí và lượng nước tưới hàng ngày; không mất thời gian chăm sóc; năng suất cao, chất lượng rau đảm bảo; ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ, ít sâu bệnh.
  • Nhược điểm: thùng chứa dung dịch nặng, di chuyển khó khăn và thường xuất hiện, tích tụ các loại rong rêu; dễ gây hiện tượng thối rễ.

Trồng rau thủy canh tĩnh
Hình 3: Trồng rau thủy canh tĩnh

3.2 Mô hình thủy canh hồi lưu

  • Mô hình sử dụng hệ thống bơm tự động để cung cấp dinh dưỡng cho rau một cách tuần hoàn. Đối với phương pháp trồng này, dung dịch dinh dưỡng sẽ được ống thủy canh luân chuyển đến từng cây, tạo điều kiện để cây phát triển tốt nhất.
  • Ưu điểm: đa dạng quy mô; rau hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn nhờ sự luân chuyển của dòng dinh dưỡng; năng suất cao, chất lượng đảm bảo; có thể trồng nhiều loại rau trên cùng một khay; tiết kiệm thời gian chăm sóc, nước tưới hàng ngày.
  • Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, không phù hợp với các loại rau lấy củ.
Mô hình thủy canh hồi lưu
Hình 4: Mô hình thủy canh hồi lưu

3.3 Mô hình thủy canh trụ đứng-khí canh

  • Khí canh là mô hình trồng rau thủy canh dùng hơi sương để cung cấp chất dinh dưỡng cho rau, giúp cây phát triển và sinh trưởng tối đa trong điều kiện tốt nhất. Rễ của cây rau được đặt nơi kín, không gian tối mà vẫn đảm bảo đủ lượng không khí cung cấp cho rau.
  • Ưu điểm: năng suất cao, chất lượng rau tốt hơn so với các mô hình khác; cung cấp lượng oxi cao giúp rau có đề kháng tốt hơn; tiết kiệm diện tích, chứa ít nước và thích hợp cho nhà ở đô thị, căn hộ tầng cao,...
  • Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao, cần cung cấp dinh dưỡng liên tục và không thể trồng nhiều loại rau trên cùng một trụ. Tốn nhiều thời gian hơn cho người mới.
Mô hình thủy canh trụ đứng
Hình 5: Mô hình thủy canh trụ đứng


3.4 Mô hình tưới nhỏ giọt

  • Mô hình tưới nhỏ giọt là cách cung cấp dinh dưỡng cho rau xanh bằng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động (có thể tham khảo ống tưới nhỏ giọt LDPE 16), tưới trực tiếp lên rễ của cây rau.
  • Ưu điểm: tiết kiệm thời gian chăm sóc và dung dịch dinh dưỡng, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng rau sạch.
  • Nhược điểm: chi phí đầu tư thiết bị khá lớn, khó làm mát cho rau trong điều kiện nắng nóng và hệ thống tưới tự động dễ hư hỏng.
Mô hình tưới nhỏ giọt
Hình 6: Mô hình tưới nhỏ giọt
Qua bài biết lý do nên thử trồng rau thủy canh tại nhà, hãy chọn một mô hình phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và không gian nhà bạn. Chúc gia đình bạn có một vườn rau xanh tốt, chất lượng, an toàn thực phẩm.
Nguồn: Sưu tầm Internet